Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Các họ vi mạch số thông dụng

  Khi mới bắt đầu tìm hiểu về mạch số thì đây là chương có nội dung cơ bản nhất, giúp người học có những kiến thức cơ bản về mạch số tạo nền cho việc tìm hiểu các chương tiếp theo. Nội dung của chương này gồm:


                                  - Hệ thống số
                                  - Đại số Bool và ứng dụng
                                  - Vi mạch số họ TTl
                                  - Vi mạch số họ CMOS
                                  - Sử dụng cổng Logic
                                  - Giao tiếp TTL và CMOS

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Hướng dẫn chọn mạch chỉnh lưu

1. Điện áp của biến áp
     Điện áp bên thứ cấp có các mức điện áp khác nhau cùng với đó là chọn kiểu chỉnh lưu và bộ lọc. Với công thức cho dưới đây sẽ giúp ta chọn được điện áp DC mong muốn cùng với mạch chỉnh lưu và lọc yêu cầu. Tất cả điện áp xoay chiều đầu ra là giá tri RMS (chưa tính tổn hao nghĩa là máy biến áp phải tính chuẩn)
để ý độ sụt áp trên diode

2. Tỉ lệ dòng của biến áp
     Dòng điên AC của biến áp cần được tính toán từ dòng DC yêu cầu. Dòng điện từ mạch chỉnh lưu khác nhau và mạch lọc khác nhau cho dòng ra khác nhau. Vì vậy sử dụng công thức sau mỗi hình để tính toán dòng ra ( Idc) .

3. Chú ý lựa chọn chỉnh lưu
     Chọn tụ có điện áp cao và nhớ rằng dòng gợn sóng RMS trong tụ lọc là 2->3 dòng tải DC





Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Mạch nạp tự ngắt sử dụng transtor NPN


Khi chiết áp P1(10k) có giá trị cực đại tức là từ (6.8k đến 10k) dòng nạp không có. Khi ta điều chỉnh P1 với một giá trị nhỏ hơn giá trị max thì lúc này ta có dòng nạp theo ý muốn (P1 nhỏ nhất ứng với dòng nạp là lớn nhất.
Hai transitor T1 và T2 loại NPN được mắc theo kiểu Darlington. Khi điều chỉnh P1 lúc này kích mở hai transitor T1 và T2 mở cho dòng nạp đi qua và acquy được nạp.
Đối với chiết áp P2 thì điều chỉnh để khống chế mức nạp cho acquy. Trong quá trình acquy đang nạp thì T3 không làm việc vì mức điện áp vào cực bazo ở chế độ đóng
Khi acquy đã được nạp đầy, Transitor T3 được làm việc dòng điện qua T3 làm cho T1 v à T2 đóng (Vì điện áp không qua chân B của T1 mà T3 mở sẽ cho dòng điện xuống đất). Khi đó không có dòng nạp qua acquy và acquy đã được đầy.
Còn D6 bảo vệ điện áp ngược cho acquy hay khi mác acquy nhầm không ảnh hưởng gì đến mạch. Để an toàn hơn là các pác nên mắc cái cầu chỉ để đảm bảo hơn. Khi mắc nhầm thì Cầu chì này tự ngắt.
Cầu nắn điện gồm các D1 đến D4 và Transitor T2 cần được tản nhiêt.
Điện trở R1 (0.5) dùng dây mangan có đường kính là 1mm quấn vào ông dây cách điện có đường kính 1mm quần vào ống cách điện có đường kính từ 25mm đến 30mm. khoảng từ 6 đến 8 vòng (Chú ý cần đo dòng điện trước khi mắc)
Về nguồn chỉnh lưu ta cần lấy điện 20V ( Đây là không phải hẳn là điện 1 chiều điện nhấp nhô để nạp cho acquy nhanh).
Biến áp loại lõi có thiết diện là 10Cm2:
+ Cuộn dây thứ cấp (220V) quấn 5 đến 7 vòng/vôn, dây có đường kính : 0.45 - 0.6mm bằng dây đồng cách điện.
+ Cuộn thứ cấp lấy ra 20V quấn 6.3 vòng/vôn, dây có đường kính 1.8 - 2mm bằng đồng cách điện. Cách điện tốt cuộn thứ cấp và sơ cấp